Tình hình là mình mới bỏ việc đi làm tại công ty cũ cũng được hơn một tháng rồi. Và mình thấy quyết định của mình thực sự đúng đắn, dù cho công việc đó được nhiều người nhìn vào và ao ước.
Mình bắt đầu đi làm vào đầu tháng 1 năm 2022. Thực sự thì mình thuộc dạng những người có công việc thu nhập dạng cao dù cho mới học đại học năm nhất. Đi làm phải nói là cho bạn nhiều lợi ích như có thêm kinh nghiệm, kĩ năng, mối quan hệ, tiền bạc… nhưng không phải ai cũng đủ kiên trì hay sức lực để làm công việc đó liên tục hằng ngày, đặc biệt là làm những thứ khiến bạn đau đầu, stress và không có hứng thú (hoặc giảm dần) mỗi ngày. Năm nhất là quãng thời gian rảnh nhất của đời sinh viên. OK điều đó đúng, nhưng bạn cũng không nhất thiết phải ép bản thân phải đi làm, phải có một công việc làm thêm để cho bằng bạn bằng bè hay để trang trải cuộc sống hoặc làm crush, mọi người ấn tượng. Vâng mình cũng đã từng nghĩ như vậy, chỉ vì thằng em họ mình đi xin việc và được nhận vào làm ở một quán cà phê rất nổi tiếng có thương hiệu trên toàn cầu (Starbuck). Và điều đó mãi sau này mình mới biết nó được gọi là áp lực đồng trang lứa, hay Peer Pressure. Để giải thích cho thuật ngữ này mình sẽ tạm để nó ở phần cuối của bài viết này. Còn hiện tại, mình sẽ kể cho bạn câu chuyện về hành trình đi xin việc (đầy gian nan) của mình.
Hành trình gian nan
Mình còn nhớ lần đầu tiên mình được nhận vào làm vị trí Lập trình viên Back-end PHP WordPress ở HAP Group Technology sau một hồi rải CV khắp nơi. Đó là vào đầu năm 2022. Ngày đó với mình việc được nhận làm ở công ty Hà Nội vào đầu năm nhất đại học là một điều không tưởng. Vì ngày xưa lúc còn học cấp ba mình đã thử apply vào các công ty với nhiều vị trí khác nhau. Có nơi trả lời nhưng không nhận, có nơi tệ hơn là không phản hồi gì cả. Điều này là một sự thất vọng với mình. Vì thế khi HAP chấp nhận đơn xin việc của mình, mình đã rất vui, thậm chí đêm trước hôm đến thực tập còn bị khó ngủ.
Buổi phỏng vấn đầu tiên
Đó là vào một buổi sáng đẹp trời, HAP liên hệ với mình qua email với một đường link Google Meet. Mình ấn tham gia, và trong Meet có 2 người. Một là anh giám đốc khá trẻ, và một chị quản lý nhân sự mà mãi về sau mình mới biết là đồng hương cùng xã với mình… Buổi phỏng vấn diễn ra khá thuận lợi, mình trả lời được hầu hết các câu hỏi của anh giám đốc. Còn chị quản lý nhân sự thì khá im lặng và hầu như chỉ ngồi dự thính. Mình được nhận vào làm chính thức sau đó ít hôm.
Ngày làm việc đầu tiên
Hôm mình được chính thức đi làm thì mình lại phải ngồi học võ online qua Meet ở nhà chú. Vì thế trước khi giờ học kết thúc 30 phút mình đã lén trốn giáo viên out Meet trước giờ. Vì 2 giờ là mình phải đến công ty làm, nên mình đã out trước 30 phút để chuẩn bị. Nhưng có lẽ khoảng thời gian đó là hơi ít so với tình hình giao thông ở Hà Nội. Đầu tiên mình phải bắt taxi đến ga tàu trên cao Cát Linh hết tầm 20 phút, và sau đó là đi tàu trên cao đến ga Hà Đông, một quãng đường gần 8km, hết thêm 15 phút. Chưa dừng lại ở đó, mình còn phải xuống ga và bắt thêm Grab ngoài đến công ty, hết 5 phút. Và thế là mình đã trễ giờ 10 phút. Một con số tuy ít với nhiều bạn nhưng ảnh hưởng nhiều đến ấn tượng của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, chi phí cho một lần đi như vậy hết gần 100 nghìn đồng, chưa kể cả lượt về. Nếu tính cả thì là tròn 200 nghìn đồng một ngày tiền di chuyển đến nơi làm việc. WOW, đến giờ mình vẫn chưa tin được là mình đã phải mất 200 nghìn đồng một ngày chỉ để đi đến chỗ làm.
Bỏ qua chuyện đi lại thì đến công ty, mình được chào đón với một không gian khá nhỏ bé nhưng ấm cúng cùng các anh chị đồng nghiệp khá dễ thương. Mình còn được các anh chị chiêu đãi nhân viên mới bằng món chè thập cẩm.
Nói một chút về công việc của mình tại HAP. Việc của mình là sửa lỗi bug cho website WordPress của khách hàng dựa trên file Spreadsheet các lỗi bug do một chị tester viết. Mình còn nhớ một lần khá ngớ ngẩn là khi mình có ý định chèn một đoạn text nhỏ với tên mình ở đó vào code website. Lúc đó anh dev bên cạnh khá dễ thương đã nhắc nhẹ mình là đừng làm như vậy. Khá là ngớ ngẩn hahaha…
Một khởi đầu mới tại chỗ làm mới
Vì lý do đường xa và chi phí đi lại đắt đỏ nên mình xin nghỉ tại HAP sau vỏn vẹn 2 ngày làm việc và 1 ngày nghỉ phép. Vả lại lương bên đó cũng có 7 triệu đồng kèm với thỏa thuận thử việc không lương trong 2 tháng nên mình quyết dứt áo ra đi.
Mình vẫn nhớ như in hôm mình đi phỏng vấn cho công ty mới là VNTEL, mình được bạn của chú mình giới thiệu một công ty gần nhà hơn, cách có vài bước chân. Đó là một buổi sáng đẹp trời. Mình với chú và bạn của chú đi đến VNTEL. Bước vào công ty, mình lại một lần nữa thấy được cảm giác ấm cúng vì không gian làm việc có phần rộng hơn chút so với HAP. Mình được anh Nam – trưởng nhóm lập trình và anh giám đốc phỏng vấn trực tiếp trong phòng họp. Các câu hỏi xoay quanh về lĩnh vực lập trình web và các công nghệ như React JS, PHP… Mình đã nắm khá vững 2 thứ trên nên việc phỏng vấn diễn ra khá suôn sẻ. Tuy nhiên lúc ra về, mình được anh Nam giao cho “bài tập về nhà”, đó là xây dựng một trang web quản lý người dùng cơ bản với React JS. Vì mình đã code thử với React Native qua ứng dụng C4K60 nên mình đồng ý và việc chuyển qua React JS với mình khá dễ dàng.
Và cứ như thế, mình đã làm ở VNTEL được 5 tháng, mức lương cũng tạm gọi là chấp nhận được, giao động từ 7 đến 10 triệu/tháng. Nói một chút về công việc của mình ở VNTEL, mình phụ trách phát triển website CRM quản lý quan hệ khách hàng cho công ty bằng React JS đồng thời kiêm luôn vị trí UI/UX designer cho một số sản phẩm khác…
Áp lực đồng trang lứa – Peer Pressure
Trong cuộc sống hiện đại, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) đã trở thành một khái niệm quen thuộc, đặc biệt với giới trẻ. Đây là hiện tượng khi một cá nhân cảm thấy phải thay đổi thái độ, hành vi hoặc lựa chọn của mình để phù hợp với nhóm bạn bè hoặc cộng đồng xung quanh. Nhưng tại sao áp lực đồng trang lứa lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến chúng ta, và làm thế nào để vượt qua nó?
Áp lực đồng trang lứa là gì?
Áp lực đồng trang lứa là sự tác động từ những người có cùng độ tuổi, sở thích, hoặc hoàn cảnh xã hội, khiến bạn cảm thấy cần phải hòa nhập hoặc tuân theo các chuẩn mực của họ. Áp lực này có thể xuất hiện trong nhiều khía cạnh của cuộc sống:
- Học tập: So sánh điểm số hoặc thành tích học tập.
- Ngoại hình: Chạy theo các xu hướng thời trang, làm đẹp.
- Lối sống: Cảm giác cần phải sở hữu đồ dùng đắt tiền hoặc tham gia vào các hoạt động phổ biến.
- Tư duy và hành vi: Làm những việc mà bạn không thực sự thoải mái, chỉ để “không bị lạc lõng.
Tại sao áp lực đồng trang lứa lại nguy hiểm?
Áp lực đồng trang lứa có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực nếu bạn không kiểm soát được:
- Mất đi cá tính: Bạn có thể cảm thấy phải từ bỏ sở thích hoặc giá trị cá nhân để phù hợp với người khác.
- Tâm lý bất ổn: Cảm giác lo lắng, tự ti hoặc áp lực khi không đạt được kỳ vọng của nhóm.
- Quyết định sai lầm: Chấp nhận làm những điều không phù hợp với bản thân, thậm chí nguy hiểm, chỉ để được công nhận.
Làm thế nào để vượt qua áp lực đồng trang lứa?
Đối mặt với áp lực đồng trang lứa không hề dễ dàng, nhưng có một số cách giúp bạn giữ vững bản thân:
Hiểu rõ giá trị của mình
Hãy tự hỏi: Điều gì thực sự quan trọng đối với bạn? Bạn không cần phải đánh mất giá trị cá nhân chỉ để làm hài lòng người khác.
Xây dựng lòng tự tin
Lòng tự tin là “lá chắn” mạnh mẽ chống lại áp lực từ bên ngoài. Tham gia các hoạt động giúp phát triển kỹ năng và nâng cao sự tự tin.
Lựa chọn bạn bè cẩn thận
Hãy dành thời gian với những người thực sự hiểu và tôn trọng bạn. Một nhóm bạn lành mạnh sẽ khích lệ bạn phát triển thay vì tạo áp lực.
Lợi ích
Không phải tất cả áp lực đồng trang lứa đều tiêu cực. Trong một số trường hợp, nó có thể là động lực giúp bạn tiến bộ. Ví dụ:
- Một nhóm bạn chăm chỉ học tập có thể khích lệ bạn nỗ lực hơn.
- Những người bạn sống tích cực có thể giúp bạn xây dựng lối sống lành mạnh.
Áp lực đồng trang lứa là một phần không thể tránh khỏi trong xã hội. Tuy nhiên, việc hiểu rõ bản thân và xây dựng các kỹ năng đối phó sẽ giúp bạn biến áp lực thành động lực, thay vì để nó chi phối cuộc sống. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải thay đổi để phù hợp với người khác; chính sự khác biệt của bạn mới là điều làm bạn nổi bật.
Bạn đã từng đối mặt với áp lực đồng trang lứa như thế nào? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn để mọi người cùng thấu hiểu và đồng hành!
Tác giả của blog Gác nhỏ của Tùng, một trang blog tâm sự thầm kín về đời tư, chuyện học hành và chia sẻ những kiến thức chuyên sâu về một vài lĩnh vực. Là người con của đất mẹ anh hùng Hà Nam. Hiện đang sinh sống và theo học chuyên ngành Lập trình Web tại mảnh đất Hà Nam. Năm sau ra ở riêng rồi nên rất lười viết lách và hơi cục tính. Mình thích cái gì thì mình viết ra thôi. #thathu mà… :v
Lạc lõng mông lung trong học tập !!! Ko bt định hướng ấy có phù hợp vs mk hay k !! Bởi bản thân chẳng thích 1 thứ j cả và cx ko thích học tập nhiều trên ghế nhà trg 🥲
anh chính là người gây áp lực đồng trang lứa cho em đấy 🙂
hơi non